- Cả Wetsuit và Drysuit đều có mục đích là để giữ ấm cho người mặc trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên 2 loại trang phục chuyên biệt này có sự khác nhau như sau:
- Wetsuit làm bằng Neoprene (cao su tổng hợp) với độ đàn hồi lớn. Wetsuit không chống nước hoàn toàn mà giúp ngăn cơ thể mất nhiệt ở môi trường lạnh, vì thế wetsuit phải bó sát vào người, không được có khoảng không giữa da và áo. Nếu mặc áo rộng quá thì sẽ bị giảm tác dụng giữ ấm
- Drysuit giống như áo khoác (jacket) và chống nước tuyệt đối. Drysuit thường rộng và có nhiều lớp vì thế người mặc không vận động một cách thoải mái như mặc wesuit.
- Túm lại, Wetsuit được dùng cho môi trường có Nhiệt Độ Thấp và dùng Drysuit cho môi trường có Nhiệt Độ Cực Thấp, bao gồm cả môi trường nước và môi trường cạn.
- Chất liệu của wetsuit: Neoprene (hay polychloroprene) trong tiếng Việt là cao su tổng hợp (synthetic rubber). Đây là một loại cao su có tính cân bằng giữa các tính chất cơ lý tính và tính kháng dung môi. Neoprene chịu thời tiết, kháng dầu, kháng ozon, chống lão hóa, chống nước…. Neoprene được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thiết bị thể thao và y tế.
- Độ dầy của vải Neoprene cho wetsuit mà ProSwim.vn đang cung cấp : phổ biến là 1.5mm, 2mm, 3mm, 5mm. Vải càng dầy thì giữ nhiệt càng tốt nhưng càng nặng và càng khó vận động khi mặc.
- Thực tế là vải neoprene có khả năng giữ nhiệt rất tốt nên khi áo bó sát vào người (do vải co dãn tốt) sẽ giữ nhiệt cho cơ thể. Mặc dù bản thân chất liệu vải neoprene nước không xuyên qua nhưng có thể vẫn rò rỉ qua đường may hay qua cổ áo, cổ tay, cổ chân hay khóa kéo thì chỉ trong thời gian ngắn nước đó sẽ có nhiệt độ ngang với nhiệt độ cơ thể. Bởi vậy khi mua áo wetsuit phải chọn kích thước vừa với cơ thể. Nếu áo quá rộng (không áp sát vào da) thì sẽ không giữ ấm được cho cơ thể.
Cách chọn độ dày của wetsuit dựa theo nhiệt độ nước:
Thông thường ở các khu vực phía gần cực hơn xu hướng sẽ chọn Drysuit do khí hậu quá lạnh, còn ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan thì wetsuit từ 5mm trở xuống là lựa chọn phù hợp nhất